Chúng ta thường chỉ uống nước theo sở thích và không quan tâm đến nhiệt độ nước mà cơ thể mong muốn. Đặc biệt với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam thì nhiều người lại càng chọn nước lạnh hoặc nước đá như một thức uống giải khát tuyệt vời chứ không phải là nước thường hay nước ấm. Điều này có nên không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nhiệt độ nước tốt nhất cho cơ thể.
» Xem thêm:
- Uống nước nóng có tác dụng gì? Lợi ích khi uống nước nóng
- Nước kangen có thực sự tốt cho sức khỏe như lời đồn?
- 5 mẹo hay tận dụng hết các tính năng của máy lọc nước Kangen
Mục lục
1. Các mức nhiệt độ nước uống
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã biết nước uống có nhiều mức độ nóng lạnh khác nhau. Bài viết sẽ phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa từng mức nhiệt độ nước với cơ thể con người để giúp bạn chọn loại nước uống tốt nhất cho sức khỏe.
1.1 Nước lạnh 2 – 10 độ C
Nước lạnh hoặc nước đá thường có nhiệt độ khoảng 2 đến 10 độ C trong khi nhiệt độ cơ thể người ở mức 36 đến 37 độ C. Vì vậy khi chúng ta uống nước lạnh, cơ thể sẽ có phản ứng sinh lý mạnh hơn do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa nước và cơ thể khá lớn.
Điều đáng lo ngại là các phản ứng của cơ thể khi uống nước lạnh thường diễn ra theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn như hiện tượng ê buốt răng, thực quản và dạ dày tiếp xúc với nước lạnh sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông máu cũng chậm hơn.
Đặc biệt là khi nước lạnh gây ảnh hưởng đến mạch máu của đường tiêu hóa, hậu quả sẽ khiến cơ thể chậm tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Thậm chí, nếu cơ thể đang quá nóng mà chúng ta lại uống nước quá lạnh thì sẽ dẫn đến phản ứng gây sốc rất nguy hiểm.
1.2 Nước lọc mát 20 – 30 độ C
Nước lọc ở nhiệt độ phòng, không lạnh không nóng mà theo điều kiện thời tiết thường ở khoảng 20 đến 30 độ C. Nước uống ở nhiệt độ này không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. So với việc uống nước lạnh thì nước lọc mát sẽ có lợi hơn nhiều.
Đặc biệt là khi cơ thể bị nóng lên do bệnh sốt hoặc tập thể thao, việc uống nước lọc sẽ cấp nước và làm giảm nhiệt hiệu quả cho cơ thể. Nghiên cứu y học thể thao ở Mỹ cũng đã chứng minh rằng uống nước lọc mát là cách lý tưởng để duy trì nhiệt độ sinh học tự nhiên và giúp bạn chơi thể thao đạt kết quả tốt hơn.
Bên cạnh nước lọc thông thường, nước ion kiềm cũng là loại nước bổ dưỡng cho sức khỏe. Từ lâu, nước ion kiềm (còn gọi là nước Kangen, nước điện giải…) đã được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh là giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu hydro chống oxy hóa, giàu vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ (0.5 nanomet).
Bổ sung nước ion kiềm với những đặc tính ưu Việt hơn so với nước lọc thông thường sẽ giúp bạn cấp nước, bù khoáng cho cơ thể nhanh hơn. Tính giàu hydro của nước ion kiềm với khả năng chống oxy hóa cực mạnh sẽ góp phần loại bỏ các gốc tự do (nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh tật). Từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh mạn tính và sự lão hóa hiệu quả.
1.3 Nước ấm 40 – 50 độ C
Bề mặt khoang miệng và thực quản của con người được bao phủ bởi màng nhầy với nhiệt độ sinh lý tự nhiên khoảng 36.5 đến 37.5 độ C. Vì vậy, môi trường bên trong khoang miệng và thực quản chỉ có thể chịu được nhiệt độ cao nhất khoảng 50 đến 60 độ C.
Điều này cũng có nghĩa là khi bạn uống nước ở nhiệt độ 40 đến 50 độ C sẽ cảm thấy ấm và không bị quá nóng. Nước ấm được chứng minh là mức nhiệt độ tốt nhất cho cơ thể vì nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước ấm còn có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu và đau bụng kinh, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái dễ chịu.
2. Bí quyết uống nước ấm để tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe
Uống nước lọc thường xuyên là cách giúp bạn cấp nước lẫn bù nước nhanh nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một vài thời điểm mà bạn nên uống nước ấm để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
2.1 Thời điểm uống nước ấm tốt nhất
Chúng ta đã biết uống nước ấm đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Do đó, bạn nên bắt đầu một ngày mới bằng một cốc nước ấm để tạo được sự thoải mái cho dạ dày lẫn sức khỏe tinh thần đầu ngày.
Hơn nữa, nước ấm cũng giúp dạ dày tiêu hóa chất béo hiệu quả nên hãy thử pha một tách trà ấm hoặc uống nước ấm trước mỗi bữa ăn. Tập thói quen này sẽ giúp tình trạng dạ dày bị co thắt hoặc khó tiêu được cải thiện.
Cuối cùng, vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước ấm để làm dịu thần kinh và cơ bắp sau một ngày hoạt động. Đồng thời, việc uống nước ấm vào thời điểm này cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
2.2 Lưu ý đặc biệt về nhiệt độ nước uống
Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến tác hại của nước lạnh, nước đá mà không để ý đến tác hại của nước quá nóng. Thực chất thì nước quá lạnh hay quá nóng đều không có lợi cho cơ thể, trong đó bao gồm cả canh, súp, trà, cà phê…
Trên thực tế, hầu hết chúng ta khi uống phải nước hay canh, súp, lẩu… đang nóng đều không nhổ ra mà vẫn cố gắng nuốt xuống. Đây là thói quen ăn uống không hề tốt vì sẽ khiến cho khoang miệng và thực quản bị tổn thương. Trường hợp xấu hơn là nước quá nóng có thể phá hủy niêm mạc thực quản và về lâu dài sẽ gây ung thư.
Do đó, ngay từ bây giờ bạn hãy cẩn thận hơn khi ăn uống những món quá nóng. Cách tốt nhất là bạn nên dùng môi nhấp thử trước, hoặc chờ thêm thời gian để đồ ăn thức uống bớt nóng rồi hãy dùng nhé!
Tình trạng sức khỏe là kết quả của quá trình bạn ăn uống mỗi ngày, bao gồm cả ảnh hưởng của thói quen ăn uống. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe cơ thể nhiều hơn và chọn loại nước có nhiệt độ phù hợp để chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay từ bây giờ nhé!