Bạo hành trẻ em trong gia đình là tình trạng trẻ em bị người trong gia đình hành hạ, đánh đập, tác động cả vào tinh thần và thể xác. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em trong gia đình là gì? Và cần làm gì để bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành.
» Xem thêm:
- Các loại nước uống không tốt cho trẻ nhỏ
- Làm Thế Nào Để Nhận Biết Cơ Thể Bị Dư Thừa Axit
- Mách bạn 4 công dụng tuyệt vời của máy lọc nước Kangen Nhật Bản
Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng.
Ấm áp của Gia đình là tổ ấm là nơi bảo vệ họ trước mọi áp lực và căng thẳng của cuộc sống.
Nhưng ngày nay xã hội ngày càng đi lên, đời sống của người dân được nâng cao, kéo theo đó là là sự gia tang về tình trạng “bạo hành trong gia đình”. Hiện nay bạo lực gia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà đối tượng của bạo lực gia đình còn có cả trẻ em “những chủ nhân tương lai của đất nước”. Trẻ em mà sống trong cảnh bạo lực gia đình và chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hoà về thể chất và nhân cách.
Mục lục
Quyền của trẻ em trong gia đình và xã hội
Quyền trẻ em là quyền của mọi người mọi gia đình và toàn xã hội được nhận thức dành cho trẻ em với sự chú ý riêng biệt tới các quyền bảo vệ và chăm sóc đặc biệt dành cho thiếu nhi, gồm cả quyền liên kết với cả cha mẹ ruột.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ Điều 11 Đến điều 20 – Số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng sáu năm 2004
“Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
1. Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em có cha mẹ chưa xác định được, nếu có yêu cầu thì được hỗ trợ bởi các cơ quan có thẩm quyền để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Điều 14. Quyền được tôn trọng và bảo vệ cuộc sống của họ, cơ thể, nhân phẩm và danh dự
Trẻ em có mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự được bảo vệ bởi gia đình tương ứng của họ, Nhà nước và xã hội.
Điều 20. Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội…”
Bạo lực trẻ em trong gia đình có thể hiểu là tình trạng trẻ em bị người trong gia đình hành hạ, đánh đập, tác động cả vào tinh thần và thể xác gây tổn thương nghiêm trọng đến đời sống tình cảm và sức khỏe của trẻ.
Các kiểu bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em
Có rất nhiều kiểu bạo lực trong gia đình. Khi trẻ sống ở một gia đình mà chúng ta thường xuyên nghe thấy những tiếng la hét, chửi bới, ném đồ đạc,… thì có nghĩa là đã có bạo lực xảy ra đối với trẻ.
Bạo lực gia đình không chỉ là đánh đập mà còn có nhiều hình thức bạo lực khác nhau xảy ra đối với trẻ. Nó có thể đến từ bố mẹ, anh chị em hoặc những người khác sống cùng trẻ.
Trách nhiệm của những người xung quanh phải lên tiếng giúp đỡ, tìm đến các cơ quan chức năng để giải quyết tình trạng này.
Bạo lực thể xác: làm tổn thương trẻ bằng cách đánh, tát, xô đẩy, cắn, đá…
Bạo lực bằng lời nói: Làm tổn thương trẻ bằng cách la hét hoặc nói về những điều tồi tệ với trẻ, gọi trẻ bằng những cái tên thô lỗ hoặc la hét hoặc nói chuyện với trẻ theo cách đáng sợ hoặc đe dọa. Ai đó ném hoặc làm vỡ đồ đạc trong nhà trẻ hoặc làm tổn thương thú cưng của trẻ
Bạo lực tình dục: Ai đó khiến trẻ sợ hãi hoặc làm tổn thương trẻ bằng cách chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể trẻ. Chạm vào trẻ theo cách gợi dục hoặc họ bắt trẻ chạm vào vùng kín của họ hoặc ép trẻ quan hệ tình dục hoặc xem các hành vi tình dục.
Bỏ mặc trẻ: không chăm sóc đầy đủ, trẻ không được ăn đầy đủ, quần áo mặc không được sạch sẽ, không được quan tâm chú ý tới và cũng như không dành tình cảm cho trẻ.
Bóc lột sức lao động của trẻ: Bắt trẻ làm quá nhiều việc nhà, không phù hợp với tuổi của trẻ, hoặc bắt trẻ học quá nhiều…
Đối với trẻ có thể gặp nhiều hành vi bạo lực khác nhau. Nhưng hậu quả của bạo lực gia đình gây ra nhiều vấn đề về thể xác và tinh thần đối với trẻ.
Bạo lực về thể xác dẫn đến những tổn thương trên cơ thể, những tổn thương này chúng ta có thể nhìn thấy được và là nguyên nhân dẫn đến cái chết
Nhưng hậu quả về tinh thần thì không dễ nhận thấy, khi có những ảnh hưởng về tinh thần thì khả năng chống đỡ với bạo lực gia đình thường kém hơn, càng làm tăng nguy cơ bị bạo lực.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình
Nhận thức của gia đình, cộng đồng
Nhận thức gia đình về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá do thiếu hiểu biết về pháp luật quyền trẻ em. Từ việc gia đình thiếu đi sự thông đạt, sự dồn nén tâm lý, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, những sự khó khăn về mặt kinh tế, … đều dẫn đến bạo hành trẻ em.
Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột của trẻ em đối với cộng đồng chưa được chủ động vì họ không muốn có sự rắc rối liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức.
Đố với những đứa trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột đều có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc thù hận đối với xã hội và sau khi trưởng thành một trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.
Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng
Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của trong gia đình và cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội.
Nhiều gia đình có những tình trạng: cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo hành
Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế: thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.
Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi bạo lực
Ví dụ: như khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
- Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em. Mức án như vậy là quá nhẹ.
Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè.
Mâu thuẫn gia đình cha mẹ ly hôn hoặc ly thân, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái.
Bất bình đẳng giới: cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự loại bỏ thai nhi khi biết là gái, vứt bỏ trẻ sơ sinh là gái và bạo lực với trẻ em gái.
Đáng buồn thay, rất nhiều trường hợp con cái là nạn nhân của bạo lực. Một đứa trẻ bị lạm dụng sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục. Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Nếu chúng ta biết một đứa trẻ bị lạm dụng, hoặc nếu chúng ta nghi ngờ rằng ai đó đang lợi dụng một đứa trẻ trong việc chăm sóc thì chúng ta phải tìm cách giúp đỡ ngay lập tức. Nếu không, khi lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành một người luôn dùng bạo lực, hoặc chúng có thể trở thành những nạn nhân vì việc sử dụng bạo lực.
Cần làm gì để bảo vệ trẻ em trước nạn bạo lực?
Người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu rằng bạo lực với trẻ là hành động sai trái và là một tội ác. Giáo dục trẻ không bao giờ được tin vào lời đe dọa rằng sẽ có điều tồi tệ hơn xảy ra nếu trẻ nói với một ai đó rằng mình bị bạo lực. Luôn cho tre tin tưởng rằng sẽ có người lắng nghe và tìm cách giúp đỡ mình do đó khi bị bạo lực trẻ nên chia sẻ.
Việc giữ kín bị bạo lực là một cách nguy hiểm, không an toàn. Trẻ cần nói việc mình bị bạo lực với ai đó mà mình tin tưởng, điều đó sẽ tốt hơn, làm cho trẻ an toàn hơn như hàng xóm, cô giáo, bạn bè hoặc những thành viên khác trong gia đình.
Dậy cho trẻ cách sử đụng điện thoại, viết thư, gửi tin nhắn hoặc vẽ bức tranh thể hiện tình trạng nguy hiểm của mình. Có rất nhiều trường hợp khó khăn khi nói trực tiếp, nhất là với trẻ trong tình trạng bị khống chế, đe dọa thì đây là một cách hiệu quả để nói với người khác về tình trạng nguy hiểm của mình.
Trong trường hợp bạo lực với trẻ là người trong gia đình thì người để chia sẻ về tình trạng bị bạo lực của tốt nhất là những người hàng xóm xung quanh gia đình. Có thể khi mới kể với người này, trẻ chưa được người ta chú ý, giúp đỡ trẻ cũng đừng nản chí. Hãy tiếp tục chia sẻ, đến một lúc nào đó trẻ sẽ gặp được người giúp đỡ mình. Trẻ cần nói với thật nhiều người khác nhau về tình trạng bị bạo lực của mình.
Mọi người có thể làm gì khi biết một trẻ đang bị bạo lực
Nếu gặp một trẻ đang bị bạo lực hoặc nghi ngờ đang bị bạo lực chúng ta cần làm những việc sau:
- Lắng nghe và tin tưởng trẻ, đưa ra những giải pháp để hỗ trợ và thể hiện mình đang lắng nghe trẻ. Như vậy trẻ sẽ yên tâm và nói với chúng ta nhiều hơn.
- Khuyến khích trẻ nên chia sẻ với nhiều người hơn nữa để cùng hợp tác tìm ra giải pháp cho trẻ, kể cả báo công an.
- Chính bạn có thể chia sẻ câu chuyện của trẻ cho nhiều người khác để cùng tìm ra giải pháp.
- Kiên trì giúp đỡ cho đến khi chắc chắn rằng trẻ đã được an toàn.
Kết luận:
Xã hội ngày càng phát triển thì mặt trái của nó càng nhiều, tuy nhiên nhận thức của xã hội cũng sẽ cao hơn, do đó càng cần phải nhận thức rõ hơn nữa tầm quan trọng của trẻ em “mầm non tương lai của đất nước”.
Phải đề ra và thực hiện các biện pháp để làm giảm đi tình trạng bạo hành trẻ em. Hãy cho trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên và hạnh phúc nhất.